Diễn Đàn CLB Kỹ Năng - Du Khảo
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI FORUM CLB KỸ NĂNG - DU KHẢO^^

Join the forum, it's quick and easy

Diễn Đàn CLB Kỹ Năng - Du Khảo
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI FORUM CLB KỸ NĂNG - DU KHẢO^^
Diễn Đàn CLB Kỹ Năng - Du Khảo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Dấu ấn của Bác ở Cố Đô Huế!!!!!!!

Go down

Bình Thường Dấu ấn của Bác ở Cố Đô Huế!!!!!!!

Bài gửi  Admin Thu Dec 10, 2009 6:49 pm

Huế không những là nơi in đậm bóng hình của Bác, nơi đọng lại những tình cảm sâu nặng, những ký ức vẹn nguyên thủa thiếu thời, mà Huế còn là một thành tố quan trọng đối với sự hình thành con người vĩ đại Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Dấu ấn của Bác ở Cố Đô Huế!!!!!!! Untitl10
Nếu Nghệ An là quê hương, là nơi sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, thì kinh đô Huế xưa là quê hương thứ hai, nơi in đậm dấu ấn tuổi trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình. Người đã sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước. Chính nơi đây là mảnh đất đã góp phần nuôi dưỡng, hun đúc và bước đầu hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để từ đó Người quyết định ra nước ngoài tìm đường “cứu dân - cứu nước”. Vì thế, Huế không những là nơi in đậm bóng hình của Bác, nơi đọng lại những tình cảm sâu nặng, những ký ức vẹn nguyên thủa thiếu thời, mà Huế còn là một thành tố quan trọng đối với sự hình thành con người vĩ đại Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Với Huế trong khoảng thời gian 10 năm của tuổi thiếu niên và thanh niên (1895 – 1901 và 1906 - 1909), từ cậu bé Nguyễn Sinh Cung đến anh học trò Nguyễn Tất Thành, là một khoảng thời gian cực kì quan trọng, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn có lý khi nhận định: “Thời gian ở Huế là thời gian Nguyễn Tất Thành lớn lên và bắt đầu đi học. Những năm tháng đó là thời gian rất quan trọng đối với sự hình thành nên con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, thời gian hình thành một con người lạ lùng, với những ý tưởng lạ lùng, đưa đến những thành tựu lạ lùng”. Điều này, chứng tỏ, Huế là bệ phóng của cự li dài, là điểm mở đầu cho một hành trình khám phá, mà mục tiêu và đích đến là “Cứu dân - cứu nước”, xây dựng nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, của dân, do dân và vì dân.
Dấu ấn của Bác ở Cố Đô Huế!!!!!!! Untitl11
Thời gian đã lùi xa, dấu ấn và tất cả những gì mà tuổi trẻ Bác Hồ và gia đình để lại trên mảnh đất kinh đô xưa – nay là Thừa Thiên Huế, là di sản vật chất và tinh thần vô giá mà Đảng bộ, nhân dân Thừa Thiên Huế vinh dự, có trách nhiệm gìn giữ, phát huy những giá trị quý báu nhằm tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau hiểu được cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Đồng thời còn có ý nghĩa trên nhiều phương diện ở một vùng đất cố đô – nơi tích hợp nhiều di sản dân tộc đáng được trân trọng và tự hào.

Trước hết, di sản Hồ Chí Minh ở Huế là hiện thân về những giá trị lịch sử - văn hoá và nhân văn, phản ánh đầy đủ cuộc sống và hơi thở của thời đại, gắn kết và hoà cùng với bối cảnh lịch sử - xã hội và con người ở chốn kinh đô. Đặc biệt, nơi đó cuộc sống vất vả, lo toan của gia đình cụ Cử Sắc trước những diễn biến thời cuộc, đã ít nhiều chi phối, ảnh hưởng đến tuổi thơ và nhận thức của Nguyễn Sinh Cung. Điều đó sẽ dễ dàng cảm nhận khi chúng ta đến với các di tích lưu giữ thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế như: Di tích nhà lưu niệm 112 Mai Thúc Loan – thành phố Huế, Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Dương Nỗ - Phú Vang, Di tích Trường Quốc học Huế, Địa điểm di tích Ngôi nhà dãy trại (47 Mai Thúc Loan), Di tích Trường Pháp - Việt Đông Ba (Vườn hoa Phan Đăng Lưu), Di tích mai táng bà Hoàng Thị Loan (núi Tam Tầng), Địa điểm di tích Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế tại toà Khâm sứ Pháp (Đại học Sư phạm Huế), và nhiều di tích khác nữa mà tất cả nơi đó sẽ rung cảm trong ta về nếp sống của một gia đình, bởi tình thương, sự tần tảo, nỗi gian truân của người cha, sự hy sinh thầm lặng của người mẹ, cùng với ý chí học hành, thái độ trách nhiệm chăm lo giáo dục con cái của ông Sắc, bà Loan. Sự hiện hữu của lối sống gia đình, bóng dáng sinh hoạt và cả nghịch cảnh ở chốn cố đô trong mỗi địa danh, di tích đã làm cho ông Sắc, cậu Cung thuở trước ngày đêm suy nghĩ, bởi sự hống hách, ngạo mạn của lũ quan lại - thực dân, nỗi đau thương, uất hận của người dân mất nước trong sự biến thất thủ kinh đô năm Ất Dậu (1885), cùng với những cuộc bàn luận, đàm tiếu của các bậc sĩ phu về phong trào Cần Vương cứu nước, cũng như lục đục trong nội bộ triều Nguyễn, về sự mất ngôi của vua Thành Thái, cảnh đàn áp, nhục hình những tấm gương yêu nước, chắc chắn sẽ đem đến cho gia đình cụ Sắc một lẽ sống, một cách nhìn về thế thái và thời cuộc. Chính vì lẽ đó, tầm nhìn và tư tưởng của Cụ Sắc càng được mở mang trong việc giáo dục con cái, tạo điều kiện tốt cho hai anh em Khiêm, Cung tiếp cận được chân lí và lẽ phải. Từ đó, cảm thông và hoà nhập với đời sống của đồng bào, mà ở đó “tình làng – nghĩa xóm” đối với gia đình cụ Sắc là tình cảm sâu đậm, có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và tư tưởng Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Có lẽ đến với các di tích lưu niệm Bác Hồ ở Huế, chúng ta như bắt gặp và được lí giải tất cả những gì của đời sống hiện thực lịch sử tràn đầy sự đối lập của một trung tâm văn hoá – chính trị đất nước, đã tác động rất lớn đến tâm hồn nhạy cảm, cùng với một thiên bẩm tiềm ẩn sự thông đạt, sắc sảo của con người và trí tuệ Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành, báo hiệu cho sự hình thành một nhân cách, tư tưởng lớn: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Mặt khác, khi đề cập đến thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất kinh đô Huế, không thể không nói đến truyền thống văn hoá Huế (một mảng văn hoá đặc sắc, có những ảnh hưởng và tác động rất lớn đến lối sống và nhân cách của Nguyễn Sinh Cung) Nguyễn Tất Thành trước tuổi 20. Bởi đứng trên bình diện văn hóa để xem xét nhìn nhận cho thật kỹ, thì ở Bác Hồ ngoài những cốt cách văn hoá truyền thống của dân tộc, ở Người còn nổi lên những nét sâu kín thuộc về phong cách văn hoá xứ Nghệ và xứ Huế rất rõ. Nghệ An và Huế là hai quê hương mà Bác Hồ chúng ta đã từng sống những năm tháng của thời niên thiếu, quãng thời gian đó có ý nghĩa quyết định trên bước đường hình thành lối sống, nhân cách và tư tưởng của Người trước những ảnh hưởng và tác động tích cực của truyền thống gia đình, văn hoá địa phương, cùng với các yếu tố tự nhiên, môi trườngm xã hội, địa lý và lịch sử. Tất cả được thể hiện rõ qua cuộc đời cao thượng, đẹp đẽ và nhân cách tuyệt vời cũng như tư tưởng trác việt về Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã sống, cống hiến cho quê hương, đất nước và toàn thể nhân loại ở thế kỷ XX, đủ để cho chúng ta nhìn nhận ở con người Bác – con người hiện thân của tính cách Việt Nam luôn toả sáng hài hoà giữa phong cách Nghệ và phong cách Huế rất đặc trưng nổi bật.

Nếu nói non sông đất nước ta qua mấy ngàn năm lịch sử đã sinh ra một Nguyễn Tất Thành – anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, thì trong đó chắc chắn quê hương xứ Nghệ đã góp phần tạo ra một con người rắn rỏi, đanh thép và giàu ý chí, nghị lực thì quê hương xứ Huế - mạch nguồn văn hoá, nơi nuôi dưỡng tuổi trẻ của Người qua “thời gian cực kỳ quan trọng” đã góp phần tạo ra ở Bác một con người dịu dàng, trầm lắng, uyên thâm và giàu thương cảm ân tình…

Với sự gắn bó máu thịt của một vùng đất vốn là kinh đô, Thừa Thiên Huế luôn cảm nhận sâu sắc về những giá trị tinh thần, những tình cảm quí báu mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành riêng cho Huế. Có lẽ, không ở đâu có sự tiếp cận phong phú , gần gũi giữa lãnh tụ Hồ Chí Minh với các tầng lớp nhân dân như ở Thừa Thiên Huế. Qua dấu ấn mà Người để lại, tất cả như tìm thấy ở Chủ tịch Hồ Chí Minh hình ảnh một vĩ nhân, người đại biểu ưu tú, đầy tin tưởng của cả dân tộc, bởi nơi đây đã gắn bó với tuổi trẻ của Người. Cho nên, từ trong tâm thức sâu thẳm, Người luôn hướng về Huế với một tình cảm thiết tha như ruột thịt.

Vì vậy, Huế cố đô xưa là nơi để lại nhiều mối quan hệ bền chặt với tất cả không gian, thời gian, cảnh vật và con người. Với Huế từ những năm tháng ấy là tiền đề quan trọng trong sự nghiệp và tư tưởng cách mạng của Người. Chúng ta có thể nói rằng, 10 năm ở Huế là một khoảng thời gian khá dài trong cuộc đời 79 mùa xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng điều khiến cho ta quan tâm hơn cả là trong khoảng 10 năm ấy, những yếu tố nào đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình cảm, chí hướng của Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành? Yếu tố nào của Huế đã góp phần tạo nên bản lĩnh, trí tuệ của lãnh tụ Hồ Chí Minh? Theo chúng tôi, văn hoá, con người, môi trường lịch sử và xã hội Huế là những thành tố quyết định đến cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Admin
Admin
Adminnistrator
Adminnistrator

Tổng số bài gửi : 468
Join date : 23/07/2009
Age : 20
Đến từ : Câu Lạc Bộ Kỹ Năng Du Khảo

https://kynangdukhao.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết