Diễn Đàn CLB Kỹ Năng - Du Khảo
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI FORUM CLB KỸ NĂNG - DU KHẢO^^

Join the forum, it's quick and easy

Diễn Đàn CLB Kỹ Năng - Du Khảo
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI FORUM CLB KỸ NĂNG - DU KHẢO^^
Diễn Đàn CLB Kỹ Năng - Du Khảo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hội thi Tiến Sĩ võ Triều Nguyễn!!!!!!!!!!!

Go down

Bình Thường Hội thi Tiến Sĩ võ Triều Nguyễn!!!!!!!!!!!

Bài gửi  Admin Fri Dec 04, 2009 6:53 pm

HỘI THI TIẾN SĨ VÕ TRIỀU NGUYỄN
Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, Việt Nam ta đã luôn phải chinh phục thiên nhiên hoang dã để mở cõi và đấu tranh chống ngoại xâm. Võ thuật Việt Nam đã có một chặng đường dài phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Những chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử dân tộc từ xưa cho đến nay đều là những chiến thắng của tài thao lược quân sự, tinh thông binh pháp, võ nghệ của cả tướng lĩnh lẫn binh sĩ
Những hoạt động mang đậm tinh thần thượng võ như đấu vật và tỉ thí võ công tay không hoặc có binh khí đã xuất hiện từ các triều đại Lý, Trần. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, võ Việt Nam tồn tại ở hai dạng: bình dân (tại các lễ hội) và triều đình (chương trình chuyên rèn luyện và thi võ). Nếu võ cung đình có danh hiệu Tiến sĩ Võ thì võ bình dân có danh hiệu Trạng Võ. Điều đó cho thấy tinh hoa võ Việt được đúc kết hàng ngàn năm nay

Trong suốt 143 năm, triều Nguyễn, đã tổ chức 39 khoa thi hội tiến sĩ, nhưng chỉ có 3 khoa thi võ vào các năm: Ất Sửu 1865, Mậu Thìn 1868, Kỷ Tý 1869 đều diễn ra dưới thời vua Tự Đức và chọn được 12 vị tiến sĩ và 22 vị phó bảng. Các vị tiến sĩ võ này được khắc tên trên bia đá dựng tại sân Võ Miếu. Khoa thi cuối cùng về Tiến sĩ võ cách đây đã tròn 140 năm. Trong lịch sử, các vua nhà Nguyễn luôn cố gắng mở cõi về phương Nam nên rất chú trọng việc tuyển chọn và rèn luyện quan võ. Năm 1836, Minh Mạng ban đạo dụ nói rõ: để cai trị đất nước cần chú ý cả văn trị và võ công. Nhà vua còn đặt ra những chế định cho các kỳ thi võ hai cấp: thi Hương và thi Hội, trong đó thi Hương tổ chức vào các năm Dần, Thân, Tị, Hợi; thi Hội tổ chức vào năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu. Các cuộc thi võ ở Huế thường tổ chức vào tháng bảy âm lịch, với những hạng mục như xách tạ, chiến đấu tay không, sử dụng vũ khí (côn, đao, khiên, thương), đặc biệt là sử dụng thiết côn nặng gần 20 kg để đấu đối kháng và thương dài 3,3 mét để đâm các hình nộm. Trong vòng thi thứ ba các thí sinh được kiểm tra kỹ năng bắn súng. Những thí sinh trúng tuyển lại phải trải qua một vòng khảo thí về "võ kinh thất thư" (bảy bộ sách kinh điển về võ học), đồng thời thi đấu tự chọn một trong 18 môn loại võ khí thuộc thập bát ban võ nghệ

Hội thi Tiến sĩ Võ được phục dựng lại gần như là nguyên vẹn. Khung cảnh hội khi khiến nhiều người cứ ngỡ như đang sống dưới thời vua Tự Đức của triều Nguyễn xưa. Lễ hội chính thức bắt đầu khi tám lính cẩm lỗ bộ hộ tống một vị quan đại thần, cùng bốn lính khác cầm cờ Cảnh và Tất, hai biển hồi tỳ, túc tĩnh, tám cầm ngũ hành và đại đội nhạc cùng long đình rước chiếu chỉ của vua Tự Đức vào làm lễ thi tiến sĩ võ . Tái hiện lại những màn tổng duyệt binh của vua nhà Nguyễn ngày xưa với đội hình bát quái trận đã tạo nên một khung cảnh thật oai nghiêm và thể hiện tinh thần thượng võ của võ thuật Việt Nam.

Những bài võ thuật công phu và tuyệt chiêu của các võ sĩ cho thấy võ cổ truyền Việt Nam biến hoá khôn lường, kỹ thuật cao. Người tập võ không chỉ phải khổ luyện mà phải có một tấm lòng thành với môn võ mà mình học. Thủ vai Tiến sĩ Võ là các võ sư danh tiếng ở TP HCM, Bình Định, Quãng Nam, Quãng Bình và TTH. Những màn biểu diễn võ thuật với nội công thâm hậu của các võ sư và các nội dung đối luyện của những võ sỹ có uy tín trong làng võ Việt Nam càng khẳng định những giá trị của võ cổ truyền Việt Nam.

Các lò võ cổ truyền trong cả nước đã đem đến nhiều màn biẻu diễn võ thuật độc đáo, đa dạng. Khán giả đã bất ngờ với kỹ năng biểu diễn võ thuật cùng các loại binh khí đa dạng: côn, quyền, đao của các thí sinh. Và càng hưng phấn hơn với màn đối kháng quyết liệt và đẹp mắt như trong một hội thi thật ngày xưa.

Theo sử sách để lại, kỳ thi Tiến sĩ võ tại kinh đô Huế ngày xưa kéo dài đến cả tháng với nhiều nội dung thi, nhưng tại Festival, “kỳ thi” chỉ được tái hiện trong thời gian 1 buổi, địa điểm được chọn tổ chức thi Tiến sĩ Võ là khu vực quảng trường Phu Văn Lâu - Nghinh Lương Đình. Theo tác giả kịch bản Phạm Đức Thành Dũng- Ban tổ chức không phục hồi chân xác một kỳ thi trong lịch sử mà chỉ vận dụng tri thức lịch sử về Hội thi Tiến sĩ Võ để xây dựng thành một lễ hội dưới hình thức một cuộc chung khảo. Nguyên tắc phục hồi lễ hội Thi Tiến sĩ Võ là nhấn mạnh đến tính cộng đồng, đề cao ý nghĩa giáo dục của lễ hội, tôn vinh giáo dục nhân tài- đó là những người văn võ song toàn

Hội thi Tiến sĩ Võ tại Festival Huế 2008 là một cuộc biểu dương tinh thần thượng võ và những giá trị quý giá về võ thuật cổ truyền Việt Nam. Nét đẹp của võ thuật cổ truyền Việt Nam cũng chính là nét đẹp của những con người Việt Nam “ lưng đeo gươm , tay mềm mại bút hoa” - một vẻ đẹp rất mạnh mẽ mà cũng rất lãng mạn./.
Admin
Admin
Adminnistrator
Adminnistrator

Tổng số bài gửi : 468
Join date : 23/07/2009
Age : 20
Đến từ : Câu Lạc Bộ Kỹ Năng Du Khảo

https://kynangdukhao.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết