Diễn Đàn CLB Kỹ Năng - Du Khảo
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI FORUM CLB KỸ NĂNG - DU KHẢO^^

Join the forum, it's quick and easy

Diễn Đàn CLB Kỹ Năng - Du Khảo
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI FORUM CLB KỸ NĂNG - DU KHẢO^^
Diễn Đàn CLB Kỹ Năng - Du Khảo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRÒ CHƠI LỚN

Go down

Bình Thường TRÒ CHƠI LỚN

Bài gửi  nhoccontinhnghich Sun Dec 20, 2009 6:23 pm

I. TRÒ CHƠI LỚN LÀ GÌ?
-Giai đoạn phát triển cao nhất của trò chơi là trò chơi trở thành một hoạt động mang tính tập thể cao, có chủ đề rõ ràng, trong đó chủ thể có khả năng xây dựng mọi chủ đề của trò chơi, nội dung trò chơi, có khả năng tự tổ chức cho nhau thực hiện những yêu cầu của trò chơi, có khả năng tự đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của chính mình và của tập thể.
-Cụ thể hơn, trò chơi lớn là sự kết hợp nhiều trò chơi dưới một đề mục, diễn tiến trên một địa bàn, thời gian dài, người chơi cần phải có sức khoẻ để hoạt động liên tục. Bởi thế việc tổ chức trò chơi lớn phải được nghiên cứu kỷ lưỡng và tuỳ theo khả năng cũng như sức khoẻ của người tham gia để ấn định những hoạt động thích hợp. Chủ đề thường là tái hiện một sự kiện nào đó mang tính lịch sử, xã hội của một dân tộc, một tổ chức, tôn giáo hay của địa phương.
II. LỢI ÍCH CỦA TRÒ CHƠI LỚN:
-Trò chơi lớn mang lại cho người tham gia những lợi ích sau :
-Vui, thoả mãn tính hiếu động và óc mạo hiểm của thanh thiếu niên.
-Luyện tính khí : nẩy nở sáng kiến, tinh thần thượng võ, tinh thần kỷ luật, đức tính hy sinh, phát huy tinh thần đồng đội, tập kiên nhẩn, chịu đựng quả cảm, tháo vát và tự chủ.
-Phát triển cơ thể, vì trò chơi lớn là một môn thể thao tự nhiên, trong đó mọi người vận động tất cả các bộ phận trong cơ thể để tham gia vào mọi hoạt động của Trò Chơi Lớn.
-Thực hành các bài học chuyên môn đã học như truyền tin, dấu đi đường, gút, phương hướng, dấu chân vật, cấp cứu.
-Đối với người chỉ huy thì trò chơi lớn giúp cho họ có cơ hội quan sát tìm hiểu tâm lý, tính tình, khả năng chuyên môn và sức khoẻ của Đội viên mình.
-Vì lợi ích như thế nên ông Baden Powell, người sáng lập ra phong trào Hướng Đạo đã hết lời xưng tụng :” Trò chơi là một phương tiện giáo dục hửu hiệu. Người điều khiển nó là một nhà giáo dục đại tài”
III. TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU KHIỂN TRÒ CHƠI LỚN:
-Trò chơi lớn là một lợi khí giáo dục. Muốn đạt được kết quả tốt, người điều khiển phải khéo léo tổ chức và điều khiển. Sau đây là những điểm cần lưu ý :
A. PHẦN TỔ CHỨC:
a/ Mục đích trò chơi : Phải nhắm trước mục đích muốn đạt đến.
b/ Thời gian : Tùy theo trình độ sức khoẻ và khả năng cuả người chơi, một trò chơi lớn có thể kéo dài từ 1 đến 2 giờ ( trường hợp trại một ngày) hoặc từ sáng đến chiều (trại nhiều ngày). Ngoài ra cũng có thể tổ chức kéo dài chơi suốt tuần nếu thời gian trại có đủ ...
c/ Đề tài trò chơi lớn: Có thể khai thác trong phạm vi lịch sử nước nhà, chuyện phiêu lưu mạo hiểm hoặc có tính chất xã hội, cũng có thể sử dụng những truyền thuyết dân gian cho thêm phần hấp dẫn… nên thay đổi luôn đề tài để lôi cuốn trò chơi.
d/ Đất chơi: Phải nghiên cứu địa thế. Rừng núi nhiều cây cối là nơi thích hợp nhất để tổ chức trò chơi lớn. Bờ bể, làng mạc, thành phố cũng là nơi có thể bố trí trò chơi lớn được.
e/ Các giai đoạn trong trò chơi: Thường diễn tiến qua 3 giai đoạn : giai đoạn trình bày, giải thích trò chơi, giai đoạn trò chơi khởi diễn và giai đoạn diễn tiến. Cần giải thích rỏ ràng, phân công hợp lý, bố trí khéo léo, đề phòng trước mọi trở ngại có thể xảy ra.
f/ Các hoạt động trong trò chơi lớn: Tùy sáng kiến và kinh nghiệm của người tổ chức:
-Hoạt động luyện trí : Dịch mật thư, ấn định chiến thuật thủ thành, khi tấn công, bố trí, phân công nội bộ, ẩn núp, cải trang…
-Hoạt động luyện sức : Vượt núi, băng sông, nhảy hố, cầm cự phe địch…
-Hoạt động thử thách tinh thần : Phát huy tinh thần đồng đội, tinh thần hiệp sĩ, tinh thần tong trọng kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, quả cảm.
-Hoạt động kiểm soát chuyên môn: Cấp cứu, thắt nút, tìm hướng đi, đọc bản đồ,…
-Hoạt động hướng đến Công Tác Xã Hội,...
-Những hoạt động nêu trên sẽ tuỳ theo mục đích mình muốn đạt mà người tổ chức tuỳ nghi lựa chọn, phối hợp để trò chơi có những đặc điểm cần thiết : Vui, hoạt động, liên tục, hửu ích và có tính cách giáo dục.
B. PHẦN ĐIỀU KHIỂN:
-Sau khi đã chọn đất, ấn định thời gian, sắp đặt, nghiên cứu đề tài, đất chơi, lựa chọn hoạt động và mọi vật dụng cần thiết cho trò chơi, nghiả là hoàn thành phần chuẩn bị. Bây giờ đến giai đoạn thực hiện, vấn đề then chốt là điều khiển mà người
-Tổ chức cần phải am tường.
a/ Phân công: Cần phân nhiệm nhân lực trong Ban Tổ Chức tùy theo trò chơi, phải cần có nhiều người phụ giúp. Phân công cần rỏ ràng và giử bí mật để gây hào hứng cho người tham gia.
b/ Trình bày trò chơi: Trình bày, giải thích rõ ràng các chi tiết. Nội dung trò chơi cần lồng dưới một mẩu chuyện lịch sử, xã hội…
c/ Theo dõi và kiểm soát trò chơi: Nên nhờ vài anh chị phụ trách theo dõi đoàn chạy Trò Chơi Lớn để giải quyết kịp thời những bất trắc (nhất là những khi có kèm theo các em cấp II).
d/ Kết thúc trò chơi: Khi kết thúc trò chơi, nên để cho người tham gia nghỉ ngơi chừng 15 phút, trong lúc đó Ban Tổ Chức điều khiển trò chơi họp riêng để thảo luận và quyết định công bố kết quả trò chơi cùng với những nhận xét. Nên nhớ khuyến khích các đội có thành tích không được cao.
IV. CHÚ Ý:
A. ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƠI:
-Trước khi vào cuộc chơi, Ban Tổ chức nên nhắc cho người chơi rõ :
-Chơi thật là chơi ngay thẳng, không gian xảo, chơi đúng luật, chơi cho đến mãn cuộc, phải thắng hoặc thua trong danh dự: dắt khăn đúng cách, mang bảng số rõ ràng, kêu trúng số thì nhận,...
-Phải luôn mang theo hộp cứu thương đội, và hộp cứu thương cá nhân, mang theo đủ đồ dùng.
B. ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN:
-Cẩm Nang: Nên cho mật thư sát với trình độ người chơi, tuy nhiên để tránh tình trạng bế tắc vì không dịch nổi mật thư, Ban Tổ Chức nên dự liệu trước mỗi mật thư một cẩm nang, ấn định giờ mở và số điểm sẽ bị trừ.
-Trình bày trò chơi : Nên trình bày một cách tự nhiên, lời lẽ hấp dẫn, danh từ thông dụng để người chơi dễ hiểu và thích thú. Cũng có thể trình bày bằng cách dùng lời lẽ và điệu bộ thích hợp với nội dung trò chơi. Thể lệ chơi nên giản dị, dễ hiểu và giải thích rõ ràng.
-Dấu hiệu: Nên ấn định trước những dấu hiệu cần thiết trong khi chơi ( bằng thủ lệnh ).
V. KẾT LUẬN:
-Trò chơi lớn có thành công là do người điều khiển soạn trò chơi kỷ càng, phối hợp các hoạt động khéo léo, phù hợp với trình độ người chơi, bố trí các trạm, phân công người phụ trách đúng chổ, trình bày hấp dẩn. Kiểm soát chặt chẽ kết thúc hay thì sẽ gặt hái kết quả tốt.
nhoccontinhnghich
nhoccontinhnghich
Thành viên bậc 3
Thành viên bậc 3

Tổng số bài gửi : 146
Join date : 19/08/2009
Age : 32
Đến từ : một góc nhỏ của thế giới này

Về Đầu Trang Go down

Bình Thường Ý NGHĨA CỦA TRÒ CHƠI LỚN

Bài gửi  nhoccontinhnghich Sun Dec 20, 2009 6:26 pm

Trò chơi được xem là kĩ năng, là nhu cầu không thể thiếu trong các sinh hoạt và hoạt động tập thể với thanh thiếu niên hiện nay. “Trò chơi được coi là một trong những phương tiện giáo giục lớp trẻ, nhanh nhất, có hiệu quả nhất, dễ tiếp thu nhất”. Trò chơi không chỉ dừng ở mục đích vui chơi, giải trí đơn thuần mà trò chơi còn có tác dụng lớn trong việc rèn luyện con người nâng cao phẩm chất, phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách và xây dựng đức tính tốt.
Trò chơi lớn là một loại hình tổng hợp nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn của thanh tiếu niên. Nó được diễn ra với một qui mô lớn (về không gian, thời gian và số lượng người tham gia).
I. CHUẨN BỊ:
1. LỰA CHỌN ĐỀ TÀI VÀ XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA CUỘC CHƠI:
Hãy nêu rõ mục đích và yêu cầu của trò chơi là gì? Một buổi gắn với vấn đề học tập, một kỳ kiểm tra chuyên môn, một chương trình rèn luyện kĩ năng dã ngoại...
Hãy đặt tên cho trò chơi lớn và chọn đề tài phù hợp với yêu cầu đặt ra. Tên đề tài gắn với ngày lịch sử, với những chuyện phiêu lưu, mạo hiểm, trinh thám, quân sự sẽ có nhiều kích thích đối với người chơi. Đề tài giúp cho người chơi tưởng tượng về một nhân vật nào đó mà họ phải nhập vai, khi vượt qua những khó khăn, những thử thách là thành tích đáng được tán dương. Đề tài tạo ra một môi trường mới, nâng đỡ hoạt động, làm cho hoạt động thêm phong phú, hấp dẫ hơn. Có một câu chuyện như sau: “Khi triển khai trò chơi thì trời đỗ mưa, các bạn học viên đã đề nghị bỏ cuộc chơi, mọi người đang bàn cãi thì đồng chí chỉ huy trưởng nói: Chúng ta đang thực hiện cuộc hành quân của chiến sĩ Trường Sơn năm xưa. Họ vẫn hành quân khi trên đầu họ là máy bay, bom đạn, đi trong mưa, nắng, gió, rét... Chúng ta mặc áo mưa để hành quân, đồng chí nào cảm thấy mệt thì ở lại hậu cứ...” Thế là cuộc chơi đã tiến hành một cách tốt đẹp. Thử thách của “ông trời” đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai mờ đối với người tham gia cuộc chơi ấy.
Đề tài là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết dính các trò chơi, thử thách của cuộc chơi trở thành một chủ đề giáo dục tư tưởng, nhân cách cho người chơi. Đó là tác dụng to lớn của trò chơi.
2.TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG VÀ DỰ TÍNH CÁCH BIÊN CHẾ CÁC ĐƠN VỊ:
Số lượng tham gia là bao nhiêu? Nam? Nữ? Cách biệt như thế nào (ít nam, nhiều nữ?), tuổi tác, trình độ chuyên môn về các nội dung ta định đưa ra.
Trình độ những nhóm tham gia: mới quen hay quen lâu, nhóm có kỹ luật, tự quản tốt với nhóm còn yếu..
Hiểu được đối tượng giúp ta thiết kế trò chơi vừa sức với họ. Tính vừa sức giúp người chơi tham gia một cách hào hứng, không quá khó (đánh đố) hoặc quá dễ dàng. Nhiều trò chơi không thành công vì người tổ chức đã không chú ý đến vấn đề này.
Vấn đề hàng đầu: Thiết kế trò chơi phải dựa vào đối tượng tham gia.
-Tính toán cách biên chế đơn vị, dựa vào trò chơi mà có thể biên chế theo cách khác:
oGiữ theo đơn vị gốc.
oChia lẫn lộn cá nhân giữa các đơn vị (có tính đến giới tính, trình độ, sức lực...)
- Họp các đơn vị với nhau (đối với trại, trò chơi có nhiều đơn vị tham gia).
- Những trò chơi mang tính kiểm tra, thi đua nên theo cách 1, 2 còn lại dành cho trò chơi mang tính giao lưu, khảo sát, làm quen.
- Nên có phù hiệu theo màu sắc để phân biệt các đơn vị tham gia, giúp ích cho việc kiểm soát của BTC.
- Đặt tên cho đơn vị tham gia.Tùy theo yêu cầu của chủ đề mà đặt tên: có thể là tên con thú, trái cây, tên địa danh, nhân vật lịch sử... Kinh nghiệm nên kèm theo khẩu hiệu, bảng đeo của từng nhóm.
NỘI DUNG TRÒ CHƠI:
Đây là phần cốt lõi của trò chơi lớn. Thông thường trò chơi lớn chia các chặng đường (trạm) mà người chơi phải vượt qua. Mỗi trạm có một trò chơi, một thử thách riêng biệt, có thể đi từ dễ đến khó. Mỗi trạm có một màu sắc riêng nhưng phải dựa vào yêu cầu chung, cái tổng thể của trò chơi lớn
Sử dụng những trò chơi vận động, kiểm tra kiến thức qua việc hái hoa dân chủ, tìm sinh vật, cây lá, hoa hay là bắt phải vượt qua khúc sông, bò qua dây khoảng 3m...
ẤN ĐỊNH THỜI GIAN - XEM XÉT ĐỊA ĐIỂM:
Thời gian:
Qui định thời gian chung cuộc là bao nhiêu lâu rồi chia ra ở các trạm, ưu tiên thời gian cho những nội dung chính.
oDựa vào nội dung chung, nội dung từng trạm với những thời gian tối thiểu để quyết định thời gian chung cuộc (cách này dành cho những thời gian lón hn, mang tính thi đua, thử thách hàng năm của cấp quận, huyện, thành phố hay của một đoàn thể).
oThời gian cụ thể: - Bắt đầu cuộc chơi:
- Di chuyển
- Từng trạm
- Dịch mật thư
- Đánh trận (nếu có)
oTrò chơi lớn nên tổ chức vào buổi sáng sớm.
Địa điểm:
Các nhà quân sự tài giỏi đều biết dựa vào đặc điểm của địa hình để định ra cách đánh. Trò chơi lớn cũng như một trận đánh, nó đòi hỏi BTC phải biết lựa chọn địa điểm cho phù hợp với nội dung của cuộc chơi. Nếu gặp những vùng có đồi cát thì không gì hấp dẫn hơ là đánh trận chiếm đồi đối phương hoặc trinh sát tìm khu căn cứ của “địch”. Nếu trong thành phố thì phải tính đến các di chuyển thế nào để vừa phù hợp với vấn đề an toàn giao thông, vừa dạy luật đi đường.
Xem xét các địa điểm đặt trạm, đối với những trò chơi có đánh trận thì phải chú ý thêm các vấn đề sau:
oKhu dùng để “giao tranh” từ đâu đến đâu.
oCăn cứ của các phe ở vị trí nào? Dấu hiệu X riêng biệt
oKhu vực “phi quân sự” là nơi BTC đặt điểm giám sát để giải quyết các “vụ khiếu nại”, là nơi dùng cho các chiến sĩ “tử trận”, nơi nghỉ ngơi của các thông tín viên...
oĐường biên giới phân định hai phe, tất cả khu vực đó đều có dấu hiệu riêng để phân biệt, có thể do mình tự làm dấu hoặc dựa vào khung cảnh, cảnh vật tự nhiên để phân định
oVẽ toàn bộ sơ đồ của địa điểm diễn ra trò chơi lớn.
3.DI CHUYỂN TRONG TRÒ CHƠI LỚN:
-Sử dụng các phưong tiện đi lại: đi bộ, đi xe đạp, xe máy...
-Cần tính toán cuộc chơi sẽ đi theo những hướng nào, và đi theo mấy hướng.
-Chia làm hai phe đi hai hướng khác nhau hay đi chung một đường.
-Di chuyển theo đường thẳng hoặc theo đường tròn
Ngoài ra, có thể di chuyển cùng một đường rồi tách ra hoặc ngược lại. Việc thiết kế cách di chuyển phụ thuộc rất nhiều vào nhân sự của BTC và số lượng người tham gia.
BAN TỔ CHỨC:
oTừ chỗ thiết kế à Số lượng BTC
oSố lượng BTC thiết kế trò chơi lớn (cái thứ 2 mang ý nghĩa thực tiễn hơn)
BTC có : Chỉ huy trưởng chịu trách nhiệm điều hành và giải quyết các tình huống. Còn lại được phân công đứng trạm và làm trọng tài nếu có đánh trận hoặc thi đua giữa các đơn vị.
* Nếu ít người, ta có thể tiến hành theo cách như sau:
Người chơi đến trạm sẽ có dấu hiệu chờ đợi, bạn sẽ ra gặp và cho thử thách. trước khi di chuyển đi trạm tiếp theo, bạn phát cho họ mật thư để giải. Còn bạn thì đi tiếp qua trạm kế để chờ họ tới.
Muốn cho trò chơi thêm hào hứng BTC nên hóa trang, cải trang hoặc sử dụng người ngoài cuộc tham gia. Ví dụ: Gặp chị bán nước bên ngã ba, nói mật khẩu “Chị có bán rượu nếp than?” Lúc đó chị bán nước sẽ trao mật thư cho các bạn (chị bán nước là người ngoài mà BTC nhờ chị giúp cho cuộc chơi).
LUẬT CHƠI:
Là những qui định bắt buộc của trò chơi mà ngừoi chơi phải thực hiện đúng vói luật. Mỗi trạm có qui định riêng biệt các thử thách.
Thí dụ: Bò qua dây, nếu đụng dây thì bị trừ bao nhiêu điểm...
Nếu sai phạm sẽ được chuyển qua thang điểm để đánh giá chung cuộc.
Đối với trò chơi có đánh trận thì chú ý:
Sinh mạng: là một tờ giấy dán vào lưng, một cái khăn, miếng vải, thân cây nhét vào lưng quần. Nếu bị đối phương lấy đượcxem như “tử trận”. Vì thế sinh mạng phải có ít nhất là hai lần để người chơi kịp thời rút kinh nghiệm.
Mục tiêu của trò chơi là phát hiện thêm cá tính, giúp cho người chơi rèn luyện nên cho ngừoi chơi được tham gia đến gần cuối của trò chơi).
Cần qui định rõ cách tấn công đối phương như: không được mang gậy, không đánh người yếu hơn.... để tránh các trường hợp xô xát nhau.
Qui định điểm của “sinh mạng” và việc cướp được cờ đối phương (Thí dụ: sinh mạng 10 điểm, cờ 100 điểm...)
Thang điểm sẽ lựa chọn phần nào chính để có số điểm cao hon giúp cho ngừoi chơi thấy dược nhiệm vụ chính yếu của mình.
NHỮNG VẬT DỤNG PHỤC VỤ CHO TRÒ CHƠI VÀ NHỮNG PHẦN HỖ TRỢ CHO TRÒ CHƠI LỚN:
Trò chơi lớn cần có những vật dụng như thế nào? BTC chuẩn bị những gì và người chơi, tập thể tham gia chuẩn bị những gì? Tất cả những vấn đề đó được thông báo trước cho người tham gia.
Trò chơi lớn sẽ vui hơn, hấp dẫn hon nếu như ta biết sử dụng thêm: dấu đường, morse, semaphore, mật thư...
Những điều này khi đưa ra phải phù hợp với trình độ của người chơi.
Sau khi dự tính những vấn đề trên, chúng ta bước sang phần kế hoạch của trò chơi lớn.
II. KẾ HOẠCH TRÒ CHƠI LỚN.
Tên của trò chơi lớn là gì?
Mục đích, yêu cầu chung của trò chơi.
Số lượng và thời gian chung.
Nội qui và hiệu lệnh chung.
Biên chế các đội và các và các vật dụng cần chuẩn bị của cá nhân và tập thể tham gia.
à Viết diễn tiến trò chơi theo bảng ví dụ sau:

Thứ tự chặng đường (trạm) X, địa điểm
Diễn tiến trò chơi
Phân công n.vụ BCH và hóa trang ( nếu có )
Bắt đầu tại điểm X
+ tập hợp các đơn vị tham gia, kiểm tra quân số, vật dụng
+ Trình bày yêu cầu của trò chơi. Luật chơi
+ Phát mật thư
- Chỉ huy trưởng chuẩn bị nội dung triển khai
+ BCH kiểm tra vật dụng các đơn vị
+ Số người còn lại về vị trí của trạm
Di chuyển từ điểm X sang điểm R ( đến trạm một )
Trạm 1 tại điểm R
+ Vừa đi vừa quan sát, ghi lại dấu hiệu đặc biệt, dấu đường.
+ Đề nghị các đơn vị trình bảng ghi dấu đường.
+ Thử thách tại Trạm
+Phát tín hiệu Moocse cho việc di chuyển qua trạm khác
Trạm trưởng nhận bảng ghi và cho điểm
+ Chuẩn bị các nội dung và vật liệu cho thử thách

à Tiếp tục viết như vậy cho đến kết thúc trò chơi lớn



Trong quá trình viết diễn tiến trò chơi cần phải tính thời gian tối đa và tối thiểu để tính các phương án dự phòng khi không theo đúng thời gian đã đề ra.
Kế họach này được giữ gìn một cách bí mật cho đến khi chơi. Có những trò chơi BTC đề nghị với người tham gia là chơi hết mình và giữ kỉ luật cuộc chơi. Yếu tố bất ngờ sẽ làm cho cuộc chơi thêm hào hứng và giúp ta phát hiện thêm những bạn giỏi trong việc ứng xử tình huống.
III ĐIỀU HÀNH CUỘC CHƠI:
Trình bày:
Tập họp đội ngũ theo biên chế cuộc chơi (bạn chỉ triển khai khi nào các đơn vị đã ổn định về mặt biên chế, tránh trường hợp triển khai trước, biên chế sau, quá trình triển khai tức là đã bắt đầu vào cuộc chơi và có thi đua)
Nói ngắn gọn, dễ hiểu (minh họa, so sánh, thí dụ) để triển khai cách chơi.
Điều khiển cuộc chơi:
Khác với trò chơi trong còng tròn chỉ có một quản trò ở đây có nhiều người trong đó có một người chỉ huy trưởng. Các trạm trưởng thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Nếu có trục trặc cần thay đổi thì phải báo cáo cho chỉ huy trửong và đợi lệnh. Tránh trường hợp tùy tiện thay đổi nội dung tại trạm.
Trong quá trình chơi, có nhiều tình huống do chưa lừong hết khả năng xảy ra thì chỉ huy trưởng là người quyết định các phần thay thế hoặc cắt bỏ một vài trạmcho đảm bảo thời gian. BTC trò chơi phải chấp hành nghiêm túc kỉ luật trò chơi. Có nhiều trò chơi lớn không thành công vì BTC đã không thực hiện đúng yêu cầu này
Trong khi chơi, BTC theo giỏi, quan sát người chơi, biết động viên, khuyến khích những đơn vị yếu, những cá nhân nhút nhát. Nghiêm khắc với những cá nhân và đơn vị phạm luật chơi. Trong quá trình chơi phải đánh giá và nhận xét một cách công bằng, dùng lời lẽ tế nhị và hài hước để phê phán cá nhân và tập thể phạm qui. Giúp họ khắc phục nhược điểm bằng cách gợi tự nhận lỗi hoặc tập thể lên tiếng nhắc nhở.
Chú ý: Khi chơi có nhiều trường hợp cá nhân tham gia bị chấn thương hay ngất xỉu, thì chỉ huy trưởng huy động tổ cấp cứu đến giải quyết. Cuộc chơi vẫn tiến hành, tránh trường hợp hủy bỏ cuộc chơi giữa chừng.
Kết thúc:
Hội ý BTC nhận định cách đánh giá và cho điểm thi đua.
Tập hợp đơn vị tham gia. BCH cử đại diện ra nhận xét chung và công bố kết quả (có thể cho người chơi kể lại cuộc chơi và nói cảm tưởng của mình và cử các trạm trưởng lên nhận xét từng trạm.
Phát thưởng
Trò chơi lớn rất đa dạng và phong phú, bạn có thể vận dụng những vấn đề mà chúng tôi trao đổi phía trên để cùng xây dựng thêm nhiều trò chơi giúp ích cho hoạt động thanh thiếu nhi thêm sinh động, hấp dẫn hơn.
nhoccontinhnghich
nhoccontinhnghich
Thành viên bậc 3
Thành viên bậc 3

Tổng số bài gửi : 146
Join date : 19/08/2009
Age : 32
Đến từ : một góc nhỏ của thế giới này

Về Đầu Trang Go down

Bình Thường VÀI MÔ HÌNH TRÒ CHƠI LỚN CÓ THỂ SỬ DỤNG

Bài gửi  nhoccontinhnghich Sun Dec 20, 2009 6:28 pm

I. LOẠI TRÒ CHƠI KHÔNG ĐỐI KHÁNG:

Đây là loại trò chơi dành cho việc khảo sát trình độ, kiểm tra trình độ sau khóa học, giành cho giao lưu, tìm hiểu chuyên môn, học tập kỹ năng.

A. TRÒ CHƠI VƯỢT TRẠI:

+ Thành phần: Đội X, Y, Z, M.

+ Vật dụng: mỗi đội 1 cái ấm và 1 cái ca bằng nhau. Cuộc chơi có 6 trạm. Dùng dấu đường để hướng dẫn đường đi.

Các đội theo dấu đường đến thật mau trạm 1 để nhận lệnh bằng Morse hay Semaphore và múc một ấm nước thật đầy, sau đó theo dấu đi đường đến trạm 2. Trên đường sẽ nhận một mật thư, phải làm những điều chỉ dẫn trong mật thư và trình với người trạm 2. Nếu sai sẽ bị trạm trưởng dùng ca đổ số nước đã được quy ước trước khi chơi. Sau khi nhận lệnh ở trạm phải học thuộc lòng để đến trình trạm trưởng trạm 3. Ở đây các đội sẽ được hỏi tên 10 con vật hay 10 Morse trong 1 hay 2 phút, nhớ phải nói liền cùng một lúc. Nếu sai sẽ bị đổ nước tùy theo quy định. Nhận lệnh ở trạm 3 và cũng theo dấu đi đường đến trạm 4.

Trạm 4 thử thách và thực hiện cũng như các trạm trên, sau đó di chuyển sang trạm 5. Trên đường đi quan sát và ghi nhớ các đặc điểm bên đường và kể lại cho trưởng trạm 5. Nếu sai sẽ bị đổ thêm vài ca nước. Nếu đúng sẽ không bị đổ nước. Nhận lệnh ở trạm 5, dùng cáng để khiêng 1 người bị gãy chân, băng bó và trình diện tại trạm 6. Trạm trưởng xem xét cách băng bó, làm cáng, nếu sai cũng bị đổ bớt nước.

Kết cuộc đội nào nước đầy hơn sẽ thắng.

B. TRÒ CHƠI HÀNH TRÌNH THEO KHOA HỌC

+ Thành phần: Đội X, O, Y, Z.

+ Vật dụng: các nhân mang theo tập, viết, khăn quàng (băng tam giác), kéo nhỏ và bỏ vào trong 1 túi nhỏ đeo trên người và 1 giấy thông hành.

Các đội lần lượt qua 4 trạm cùng 1 lúc ở 4 địa điểm khác nhau. Sau đó thay đổi trạm theo thứ tự Trạm 1 - Trạm 2 - Trạm 3 - Trạm 4. Các đội lần lượt qua hết 4 trạm sẽ hội quân tại 1 điểm. Dùng dấu đường hướng dẫn di chuyển đội, trạm.

- Trạm 1: trên đường đi nhận mật thư, thực hiện chỉ dẫn của mật thư đến trình trạm 1.

Trạm trưởng cho câu hỏi về toán, khi trả lời xong trạm trưởng sẽ ký vào giấy thông hành và chỉ dấu đi đường đến trạm 2.

- Trạm 2: Mật thư cần 10 con kiến cột trên sợi tóc dài 1m và đến trình diện trưởng trạm 2. Tại trạm này, người chơi được hỏi về môn sinh vật. Khi trả lời xong được ký giấy thông hành qua trảm.

- Trạm 3: Trả lời những câu hỏi về môn hóa, cân bằng phản ứng, những câu hỏi vui về các hiện tượng lý, hóa trong tự nhiên. Nếu trả lời được ký giấy thông hành qua trạm 4.

- Trạm 4: Thử thách đầu tiên là phải bò, trườn qua bãi mìn đến gặp trạm trưởng trạm 4, phải kể lại công viêc đã làm tại trạm 3. Tại đây được hỏi ý kiến về lịch sử văn học và sau đó được đề nghị làm bài thơ ngắn nói về cuộc hành trình đã qua (chứ ý: bài thơ chỉ được làm khi các đội đã qua 3 trạm kia).

Đội chiến thắng là Đội trả lời đầy đủ các câu hỏi chuyên môn và thực hiện tốt các yêu cầu khác khi thử thách.

II. LOẠI TRÒ CHƠI ĐỐI KHÁNG:

Là những trò chơi chia phe có "đánh nhau"

A. TRÒ CHƠI HỎA TỐC:

+ Thành phần: hai phe X, Y - mỗi bên 40 người hay hơn.

+ Vật dụng: một thùng to hay một nồi to để nấu nước, mỗi người một khắn để làm đuôi.

Hai phe ở một khu tương đối rậm. Phe này cách phe kia chừng 200m.

Khi có lệnh chơi: một số người đội X lo nấu nồi nước cho thiệt mau, còn bao nhiêu phục kích ở xung quanh để bảo vệ cho nồi nước đang nấu. Trong khi đó đội Y sẽ tìm cách phát hiện và phá. Phe X và phe Y gặp nhau sẽ giao tranh bằng cách rút đuôi của nhau (đuôi được rút ở lưng quần). Đội Y phá được nồi nước trước khi sôi thì thắng. Đội X nấu nước sôi trước khi phe Y tìm ra thì thắng.

Trò chơi hào hứng vì mọi người rút đuôi của nhau. Đội X cố gắng cầm cự không cho Đội Y lại gần nồi nước. Đội Y chỉ có quyền lật đổ nồi nước khi chưa mất đuôi.

Chú ý:

- Trọng tài chỉ được chỉ phương hướng nơi đội nấu nước mà thôi.

- Mỗi bên nên chia làm nhiều tổ dưới quyền điều khiển của các tổ trưởng, như vậy cuộc chơi sẽ hoàn bị hơn.

- Trò chơi này có thể thay đổi bằng cách hai phe cử người nấu nước và cử người đi đánh đối phương.

- Mỗi đội có dấu hiệu để phân biệt.

B. TRÒ CHƠI CƯỚP CỜ:

+ Thành phần: số người chơi chia làm hai trại.

+ Vật dụng: mỗi trại ba cờ, chiều cao độ 1m. Trên khoảng đất rộng có nhiều cây (hiểm trở càng tốt) mỗi trại chọn một điểm để dựng ba cây cờ, mỗi cây cách nhau chừng 20m, và cử 1/3 số người của trại đứng xa cách cờ 150m để canh gác. Những người còn lại sẽ đi dọ thám xem khu căn cứ của đối phương ở đâu? Quân địch canh gác ra sao, rồi len lõi cướp cờ đem về trại mình mà không để đối phương trông thấy. Muốn bắt địch, phải từng hai người canh giữ rình lừa cho địch tới gần mình 10m và hô lớn: "Giơ tay lên". Ai cướp được cờ đem về trại mình xem như thắng. Nhưng mỗi người chỉ được cướp 1 cờ mà thôi. Có thể tổ chức tấn công giả để người khác lẻn vào cướp đi.

Trò chơi này có thể chơi ban đêm - cờ thay bằng dend.

Chú ý:

- Trại này cách trại kia 500m hay hơn.

- Mỗi trại nên có 2, 3 trọng tài để giải quyết mọi rắc rối.

- Ai đã "chết" phải vào "nhà tù" của đối phương.

C. TRÒ CHƠI MÀU CỜ:

+ Thành phần: hai phe A và B, số người mỗi phe chia chẵn cho nam và một số trọng tài.

+ Vật dụng: mỗi phe cầm 1 cờ, mỗi người mang 1 băng giấy (vải) và 3 mạng sống (giấy có đóng dấu).

Mỗi phe chọn một địa điểm đóng đồn (trống trãi) trong đó có cắm cờ của phe mình. Giữa hai đồn có 1 khu an toàn chu vi 60cm. Khi có lệnh chơi các phe tiến về trại của địch để cướp cờ đem về trại mình. Trên đường đi các phe tiêu diệt nhau bằng cách tìm màu thua mình để bắt và tránh những màu "ăn" mình. Mỗi người mang 1 trong 5 màu có giá trị như sau:

Trắng..........thắng xanh, vàng..........thua đỏ, tím

Vàng...........thắng đỏ, tím,..............thua xanh, trắng

Xanh...........thắng trắng, tím............thua vàng, đỏ

Đỏ..............thắng xanh, trắng.........thua tím, vàng

Tím.............thắng vàng, đỏ.............thua xanh, trắng

Khi chơi nếu có 1 kẻ địch có màu ấn mình, thì mình sẽ nộp 1 mạng sống hoặc ngược lại. Ai hết mạng sống không được tiếp tục chơi. Nếu cứ chơi, thì khi bị bắt phải lấy 1 mạng sống của đồng đội nộp cho địch. Các trọng tài chạy khắp sân để giải quyết các tranh chấp giữa các phe. Trong trường hợp mệt nhọc có thể vào khu an toàn để nghỉ. Cuộc chơi gồm hai hiệp: nếu 1 bên cướp được cờ trước khi thời hạn quy định thì thay đổi đồn. Lá cờ có giá trị bằng 50 mạng sống. Phe nào có nhiều mạng sống hơn là chiến thắng.

Chú ý:

+ Nên đi thành tốp 5 màu để bảo vệ lẫn nhau.

+ Khi mang cờ chạy về có thể chuyển cho động đội những không được ném, nếu bị địch đập trúng thì phải trả lại cờ.

+ Mỗi người phải thuộc giá trị các màu, như thế trò chơi mới được hào hứng.

+ Khi đổi đồn, tất cả hai phe tập hợp tại khi an toàn để kiểm tra và chia lại mạng sống, tiếp tục hiệp hai.

III. CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ:

Sau khi đã vượt qua nhiều địa danh đã đi vào lịch sử, như Mường Thanh, Him Lam,... Thì đỉnh điểm của trò chơi sẽ là giai đoạn bắt được tướng giặc, giải phóng được Điện Biên Phủ.

* Để có thể làm nổi bật được chủ đề của trò chơi này thì cần xây dựng nội dung thật chu đáo từ các bước:

- Giới thiệu lại nội dung của sự kiện.

- Hình thành các giai đoạn chính của sự kiện.

- Xây dựng đỉnh điểm (điểm chính yếu của sự kiện)

- Kết thúc sự kiện: sôi nổi, phấn chấn sau đó tạo không khí im lặng, hồi tưởng những đức tính của các nhân vật trong sự kiện, lại một lần nữa hiểu rõ hơn về giá trị lịch sử của các sự kiện đó.

* Xây dựng luật chơi:

- Việc xây dựng luật chơi phải hết sức nghiêm minh nhưng cũng hết sức linh động có nghĩa là phải phù hợp với công việc mà đối tượng đang làm, phù hợp với trình độ và sức khỏe của họ.

Ví dụ:

Để chuyển hóa công việc cụ thể của người dân công chuyển đạn vào chiến trườngm hoặc việc bắn cháy một xe tăng địch,... Đối với học sinh có thể dùng điểm số thay cho các chiến tích đó.

Một điểm mười tượng trưng với một quả đạn pháo. Hai điểm mười tương đương với việc hạ một chiếc xe tăng.

Căn cứ vào tình hình cụ thể của đối tượng để xây dựng luật chơi, cũng như xây dựng hình thức, mức độ chuyển hóa cho phù hợp. Cần tránh xây dựng luật và cách chuyển hóa theo cách bình quân, vì sẽ biến luật chơi trở nên quá khó hoặc qua dễ đối với dối tượng tham dự trò chơi.

- Quy định thắng thua rõ ràng.

* Xây dựng hành động chơi (hiện thực hóa trò chơi)

- Để tái tạo các giai đoạn và đỉnh điểm của sự kiện, thông thường người điều khiển dùng phương cách chia làm nhiều trạm tương ứng với các giai đoạn:

+ Trạm 1: trạm xuất phát.

+ Trạm 2, 3, 4,...: trạm trung gian dẫn dắt đến trạm cuối cùng.

+ Trạm cuối: thể hiện giai đoạn chính yếu của nội dung trò chơi.

- Sau khi hình thành được các trạm có thể đặt tên, việc đặt tên trạm cũng cần phải chính xác theo diễn biến của sự kiện, cần chọn từ thật nhẹ nhàng, vui tươi tránh quá gò bó theo sự kiện.

Cụ thể:

Chia làm 4 trạm đặt tên như sau:

Giờ G (trạm 1)

Mương Thanh Gian Khổ (trạm 2)

Him Lam Anh Hùng (trạm 3)

Giải Phóng (trạm 4)

- Thủ pháp xây dựng trạm: đa phần các trạm đều sử dụng các phương pháp dùng để kiểm tra trí + lực của đối tượng.

Tại các trạm về căn bản diễn ra ba hoạt động:

- Điều kiện ra vào trạm

- Hoạt động trong trạm

- Ra khỏi trạm

+ Để được vào trạm: thường thì đối tượng chơi phải trình cho trạm trưởng những thông tin của trạm trước đó cũng như những sự việc xảy ra trên đường đến trạm sau đó có thể thực hiện một hoặc một vài yêu cầu nhẹ nhàng của trạm trưởng.

+ Hoạt động trong trạm: Bao gồm một số trò chơi nhỏ nhằm để làm nổi bật từng phần nội dung của chủ đề qua đó tập cho đối tượng thói quen bình tĩnh trước mọi tình huống để tìm ra cách ứng xử thích hợp nhất.

+ Ra khỏi trạm: sau khi đã thực hiện đúng những yêu cầu của trạm, thì toán chơi tiếp tục di chuyển. Người trạm trưởng có thể đưa ra một thử thách cuối cùng cũng có thể dưới dạng một trò chơi, tuy nhiên yêu cầu thử thách lúc này nên nhẹ nhàng và tính hướng dẫn, giúp đối tượng tiếp, hướng của trò chơi.

Tóm lại hoạt động căn bản diễn ra tại một trạm đó là:

. Điều kiện vào trạm: nhằm mục đích tập họp toán chơi, chuẩn bị cho họ thực hiện những yêu cầu chính của trạm.

. Vào trạm: nhằm mục đích giúp các thành viên tìm giải pháp đúng nhất để giải quyết các tình huống sư phạm được đặt ra.

. Ra khỏi trạm: hướng dẫn toán chơi tiếp tục trò chơi (cần tránh đặt tình huống quá khó ở giai đoạn này)

Các trạm của trò chơi lớn, cần xây dựng sao cho thể hiện được sự phát triển tiếp theo của các hoạt động thích ứng với các chủ đề của trò chơi
nhoccontinhnghich
nhoccontinhnghich
Thành viên bậc 3
Thành viên bậc 3

Tổng số bài gửi : 146
Join date : 19/08/2009
Age : 32
Đến từ : một góc nhỏ của thế giới này

Về Đầu Trang Go down

Bình Thường Re: TRÒ CHƠI LỚN

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết