Diễn Đàn CLB Kỹ Năng - Du Khảo
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI FORUM CLB KỸ NĂNG - DU KHẢO^^

Join the forum, it's quick and easy

Diễn Đàn CLB Kỹ Năng - Du Khảo
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI FORUM CLB KỸ NĂNG - DU KHẢO^^
Diễn Đàn CLB Kỹ Năng - Du Khảo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tìm ra ngôi nhà Bác Hồ ở đầu tiên tại Huế nhờ một câu thơ !!!!

Go down

Bình Thường Tìm ra ngôi nhà Bác Hồ ở đầu tiên tại Huế nhờ một câu thơ !!!!

Bài gửi  Admin Thu Dec 10, 2009 6:41 pm

"Cách đây ba mươi năm, nhờ chỉ dẫn của gia đình cụ Lê Trinh, tôi đã tìm được ngôi nhà cũ đường Đông Ba - nơi lần đầu vào Huế, Bác Hồ đã ở" - nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân mở đầu tham luận nhân hội thảo về thân thế và sự nghiệp cụ Phó bảng Lê Trinh.
Tìm ra ngôi nhà Bác Hồ ở đầu tiên tại Huế nhờ một câu thơ !!!! Images11
Các đại thần trong Phụ chính phủ đầu triều Duy Tân: Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài, Huỳnh Côn, An Thành Vương Miên Lịch, Lê Trinh và Cao Xuân Dục. Ảnh B.A.V.H. số 1 Janvier-Mars 1942) Planche XVIII

Câu chuyện tìm ngôi nhà Bác đã từng ở tại Huế cũng là nội dung tham luận của ông.

Chênh vênh nhìn phía cổng thành Đông Ba

Sau chín năm xa cách, một buổi trưa mùa hè năm 1975, tôi trở về nhờ một chuyến chuyên cơ từ Hà Nội vào Huế. Trong những năm kháng chiến, nhiều lần tôi đã ngồi ở nguồn tả nguồn Hữu Trạch mà gửi nỗi nhớ của mình về sông Hương. Vì thế lúc về đến Huế, tôi ra sông tắm ngay.


Các đại thần trong Phụ chính phủ đầu triều Duy Tân: Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài, Huỳnh Côn, An Thành Vương Miên Lịch, Lê Trinh và Cao Xuân Dục. Ảnh B.A.V.H. số 1 Janvier-Mars 1942) Planche XVIII

Dòng nước đã trải qua nhiều bờ bãi Thạch xương bồ thơm thơm, mát dịu thấm vào da thịt tôi. Nước sông Hương giúp tôi giũ được đất bụi đường dài kháng chiến và thức dậy trong tôi những mơ ước hòa bình. Tôi vội vàng đi thăm một vài người bạn thân rồi mượn một chiếc xe đạp, đạp vào Thành nội, cũng có nghĩa là đạp vào dĩ vãng bí mật đang muốn vỡ tung ra trong tim tôi.

Trong thời gian ngắn ngủi ở Hà Nội - cuối năm 1974, tôi đã đọc được tác phẩm văn vần viết về thời niên thiếu của Bác - cuốn "Đi Từ Giữa Một Mùa Sen" của Thanh Tịnh. Những câu văn vần giàu hình tượng, ngọt lịm đính ngay vào ký ức tôi. Suốt một thời gian, trí tưởng tượng của tôi bị căng ra để hình dung mấy câu văn vần Thanh Tịnh viết về ngôi nhà đầu tiên của gia đình Bác Hồ ở trong Thành nội Huế:

“Ăn nhờ ở đậu lân la
Mới thuê được một gian nhà hướng Nam.
Xế hiên một gốc mai vàng
Trước sân bông bụt một hàng dậu thưa
Bên nầy nhà chú thợ cưa
Bên kia nhà một viên Thừa bộ Binh
Dãy nhà gian ngói, bếp tranh
Chênh chênh nhìn phía cổng thành Đông Ba” (1)

Những câu văn đó cứ lấp lánh trong tâm trí tôi. Tôi đến xóm nhà trước Viện Đô Sát (2) (đã sửa chữa lại thành trường Đoàn Thị Điểm - nơi, theo Thanh Tịnh, gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc đã ở nhờ trước khi mướn được nhà riêng (khi cụ mới đưa gia đình vào Huế).

Khởi đi từ đó, tôi dắt xe đi ngược đường Đoàn Thị Điểm về phía Nam. Đi một đoạn tôi rẽ vào đầu đường Mai Thúc Loan (trước kia là đường Đông Ba) cho đúng với cái hướng “Chênh chênh nhìn phía cổng thành Đông Ba”. Con đường ấy đối với tôi có biết bao kỷ niệm. Để có đủ cơm ăn học thi Tú tài hai, tôi đã đến làm gia sư trong một gia đình công chức trên đường phố này!

Con đường quen thuộc trải dưới chân tôi tắm trong ánh nắng đỏ rực. Cờ cách mạng cắm hai bên đưòng phố như những cành phượng vĩ nghiêng xuống trang điểm cho con phố cũ. Tôi đến từng số nhà, dùng ký ức để tìm ra những người chủ xem thử còn ai biết được chuyện cũ năm xưa không? Tôi dán mắt vào những tường gạch, mái ngói trát vôi ghi dấu ấn của cái thời xi-măng chưa xuất hiện với một nỗi hy vọng náo nức tìm ra ngôi nhà thời thơ ấu của Bác.

Tôi vào thăm hỏi một vài cụ già râu tóc bạc phơ, các cụ bảo khó quá, đường Đông Ba đã đổi thành đường Mai Thúc Loan từ lâu và các dãy nhà đã đổi chủ đến ba bốn lần.

Không có một tia hy vọng nào để tìm ngôi nhà thời niên thiếu của Bác Hồ hé ra trong cái buổi chiều đầu tiên sau khi tôi trở về Huế ấy! Nhưng tôi không hề khó chịu, vì lồng ngực tôi hôm ấy đang căng đầy nỗi mừng vui thống nhất quê hương.

Tôi có một bà cô tên là Ưng Lệ, bạn hàng xóm của Bác Hồ

Thời gian sau đó tôi lại tiếp tục dắt xe đi trong cái hướng “chênh chênh nhìn phía cổng thành Đông Ba” ấy và tìm mọi cách vô hỏi chuyện từng gia đình. Sổ tay tôi ghi chép được biết bao điều mới lạ, nhưng vẫn chưa tìm được ngôi nhà Thanh Tịnh mô tả nêu trên.

Tôi miệt mài làm việc như thế trong nhiều năm.

Một hôm nghe tin nhà văn Thanh Tịnh về thăm quê và ở lại trong nhà một bà chị gần chợ Vỹ Dạ, tôi tìm đến thăm và hỏi chuyện anh:

- “Trong tác phẩm Đi Từ Giữa Một Mùa Sen, anh có mô tả ngôi nhà gia đình Bác Hồ thuê ở hướng “Chênh chênh nhìn phía cổng thành Đông Ba”, vậy ngôi nhà đó ở đâu, xin anh chỉ hộ?”

Nhà văn Thanh Tịnh nhìn tôi xuýt xoa:

- “Hồi kháng chiến chống Pháp, tôi và anh Hoài Thanh về thăm quê Bác, nghe cô Thanh - chị Bác và ông cả Khiêm - anh Bác, kể chuyện rồi tôi viết như thế, chứ tôi chưa biết đích xác là ngôi nhà nào. Đúng là ngôi nhà đó ở trên đường Đông Ba, lần nầy về, tôi cũng có ý định đi tìm đây!”.

Niềm hy vọng bỏng cháy trong tôi bắt đầu hạ nhiệt độ. Phải chăng Thanh Tịnh đã “hư cấu” nên ngôi nhà ấy? Không thể như thế được. Thanh Tịnh là một nhà văn rất có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Hơn nữa viết về Bác, lẽ nào Thanh Tịnh lại nói mà không có cơ sở!

Sau một thời gian “đi lại” với con đường Đông Ba cũ, tôi phát hiện thấy mình đã “phải lòng” con đường này. Những lúc bận quá không “gần gũi” nó được, tôi cảm thấy buồn. Cuối cùng để tiện việc, tôi đã dọn nhà sang ở tại 108 Mai Thúc Loan để hằng ngày tôi có thể lắng nghe cái âm thanh rộn rã của nó hay lúc nó lặng lẽ trầm ngâm, để tôi được hít thở cái không khí ngày xưa Bác đã thở, để tôi ngắm mảnh trăng trên khoảng trời trong năm xưa Bác đã ngắm và tôi có thể dành hoàn toàn thời giờ rảnh rổi - dù chỉ một tiếng đồng hồ - để “la cà“ bắt mối hỏi chuyện cũ.

Thấy tôi say sưa tìm tòi trong sự thiếu thốn mà chưa tìm được một manh mối nào, có người khuyên tôi nên chọn viết một đề tài khác để có thể kiếm sống được. Tôi tìm mọi cách để tự động viên mình đừng buông xuôi theo lời khuyên chân tình ấy. Để cho những người thật tình với mình khỏi ái ngại, tôi thường đáp:

- “Không sao, nếu chưa tìm được tài liệu về thời thơ ấu của Bác để viết thì tôi sẽ viết về tình cảm của tôi trong những ngày “phiêu lưu” này!”

Một hôm ra Hà Nội công tác, tôi gặp anh Đào Thế Hùng ở nhà xuất bản Ngoại văn. Nghe tôi muốn tìm hiểu về Bác, anh Hùng cho tôi mượn tờ báo Le Courrier du Việt nam (số 46 năm 1976) có đăng bài Les Années de l’Enfance de l’Oncle Ho à Hué của Sơn Tùng.

Đọc cái “tít” bài báo, tôi mừng rơn. Bài báo ghi lại hồi ức của bà Công Tôn nữ Huệ Minh (?) về người bạn thông minh, hóm hỉnh của bà tại đường Đông Ba Huế. Tôi đọc kỹ bài báo thì thất vọng, những “thông tin” trong ấy chung chung quá, không thể kiểm chứng được.

Các anh trong Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng ở Bình Trị Thiên cũng đồng ý với tôi như thế. Cuối cùng, bài báo chỉ còn đọng lại trong tôi cái tên “Công Tôn nữ Huệ Minh” - theo Sơn Tùng là tên người bạn thân tình buổi thiếu thời của Bác.

Công Tôn nữ Huệ Minh là người Hoàng phái. Theo cách đặt chữ lót của Nhà Nguyễn thì: Con gái vua lúc hạ giá (tức lấy chồng) được một ông quan tước Công làm chủ hôn nên gọi là công chủ, đọc trại ra là công chúa; con gái một ông hoàng (tức cháu nội gái của một ông vua) là Công nữ; cháu nội gái một ông hoàng (tức chắt nội một ông vua) là Công tôn nữ (3), tiếp theo là Công tằng tôn nữ, Công huyền tôn nữ. Như thế bà Công Tôn nữ Huệ Minh mà Sơn Tùng đã gặp (?) phải là cháu nội một ông hoàng nào đó.

Theo tác giả, đầu thế kỷ XX, bà Huệ Minh đã trên 10 tuổi. Tôi làm một bảng thống kê và loại dần những ông hoàng con các ông vua sau Tự Đức, tôi thấy nếu có bà Huệ Minh thì bà phải là chắt nội vua Minh Mạng hoặc Thiệu Trị (vua Tự Đức không có con nên không tính).

Có được cái kết luận thứ nhất này , tôi tìm đến gặp các cụ Hoàng phái con cháu thuộc các hệ nhì chánh (Minh Mạng) và hệ tam chánh (Thiệu Trị), nhờ họ dò trong gia phả các hệ ấy có ai tên là Công tôn nữ Huệ Minh lưu lạc vào đồng bằng Nam bộ không? Thấy tôi tha thiết muốn biết, các vị ấy đã tích cực tìm giúp tôi. Sau một thời gian tra cứu, các vị ấy trả lời là “không có một người nào mang tên ấy và lưu lạc vào Nam bộ như thế cả”(4).

Mãi đến mùa hè năm 1979, tôi cùng nghệ sĩ Nguyễn Hữu Ba lên thăm một gia đình chắt nội Tương An quận vương (5) để tìm tư liệu về ông Hầu Biều - một nghệ sĩ đàn Huế xuất sắc hồi đầu thế kỷ XX. Nhân thể tôi hỏi người chắt nội Tương An:

- “Trong gia đình bác có người nào mang tên Huệ Minh là bạn thuở thiếu thời với Bác Hồ ở Huế không?”

Người chắt nội Tương An đáp một cách bất ngờ rằng:

- “Các bà, các cô của tôi không ai có tên là Huệ Minh cả. Nhưng tôi có một bà cô tên là Ưng Lệ là bạn hàng xóm của Bác Hồ thuở xưa!”

Tôi thích thú quá nhưng cứ nghĩ là tai mình nghe nhầm, tôi phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần và tôi được nghe người chắt nội của Tương An kể thêm gốc ngọn như sau:

- “Lúc sinh thời, cô tôi lấy chồng xa, nhưng không có con, nên khi lớn tuổi bà về Huế sống với ông anh là nhạc sĩ Hầu Biều. Tôi chỉ thấy cô vui mỗi lần ngồi nghe anh đàn.

Đầu năm 1926, cụ Phan Bội Châu vừa bị Pháp bắt về an trí ở Huế cho biết nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động yêu nước ở bên ngoài là con trai thứ cụ Phó bảng Sắc - người đã sinh sống nhiều năm trong Thành nội Huế.

Bà Đạm Phương nữ sử đưa cái tin ấy đến tai cô tôi. Lần đầu tiên tôi được nghe cô tôi nói với cái giọng vui vui rằng: “Lúc nhỏ, ông Quốc ấy là bạn của cô đó. Ông ta nghịch ngợm và hóm hỉnh lắm!”

Không để cho người cháu bà Ưng Lệ kể hết, tôi hỏi tắt ngang:

- “Xin lỗi, thế thì ngày xưa nhà của bà Ưng Lệ ở đâu trong Thành nội ấy?”

-“Ở đường Đông ba, bây giờ là số nhà 106 Mai Thúc Loan đó!”

Thật là một sự trùng hợp hết sức kỳ lạ. Cái nhà của ông Hầu Biều (anh ruột bà Ưng Lệ) ngày xưa chính là cái nhà ở sát cạnh nhà tôi ngày nay (1978). Tôi tự thầm khen mình là người rất có duyên trong sự lựa chọn nhà ở này (108 Mai Thúc Loan). Tôi hỏi tiếp:

- “Thế chú có nghe bà kể ngày xưa nhà của Bác Hồ ở đâu không?’

- “Rất tiếc lúc đó tôi còn nhỏ nên không dám hỏi?”

bài viết được sưu tầm từ trang Festival Huế
Admin
Admin
Adminnistrator
Adminnistrator

Tổng số bài gửi : 468
Join date : 23/07/2009
Age : 20
Đến từ : Câu Lạc Bộ Kỹ Năng Du Khảo

https://kynangdukhao.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết